Mở quán trà sữa cần những gì? Kinh nghiệm mở quán kinh doanh trà sữa hút khách và trang trí đẹp? Nếu đang quan tâm đến một bản kế hoạch mở quán trà sữa chi tiết như vậy thì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Chắc sẽ không cần phải nói nhiều vì sao bạn trẻ ngày nay lại lựa chọn kinh doanh trà sữa như thế. Và ngay cả khi đang đọc bài viết này, thì chắc hẳn trong đầu bạn cũng đang mấp mé giấc mơ mở một quán trà sữa rồi nhỉ. Trước tiên, với các bạn không có vốn, có thể đọc bài Nhượng quyền kinh doanh trà sữa, sẽ có đầy đủ danh sách top 10 thương hiệu trà sữa nổi tiếng từ Hà Nội đến Sài Gòn cho bạn lựa chọn đăng ký kinh doanh nhượng quyền. Còn các bạn đang có kế hoạch mở một thương hiệu riêng, thì dưới đây sẽ là bản kế hoạch mở quán trà sữa bạn nên tham khảo.
Các bước kế hoạch mở quán kinh doanh trà sữa
Bước 1: Quán trà sữa của bạn định hướng đến đối tượng nào?
Kinh nghiệm mở quán trà sữa đầu tiên cần lưu ý đến. Nếu bỏ qua bước này, bạn sẽ vấp phải vô số những khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn biết được khách hàng mình chủ yếu là ai? Học sinh, sinh viên, hay dân văn phòng? Hõ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cho một cốc trà sữa mình yêu thích? Họ cần gì, thích vị gì?… Và đặc biệt việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có những chiến lược marketing đúng đắn và hiệu quả.
Mở quán trà sữa cần những gì? Làm sao để có kinh nghiệm mở quán trà sữa đắt khách?
Bước 2: Xác định vốn mở quán trà sữa
Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Một câu hỏi mà dường như được khá nhiều bạn quan tâm. Thú thật, bạn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa kể cả khi chỉ có dưới 10 triệu đồng bằng cách nhượng quyền kinh doanh trà sữa.
Ngoài ra, nếu muốn tự tạo thương hiệu trà sữa riêng của mình, bạn vẫn có thể bắt đầu từ 10 triệu đồng trở lên. Với 10 triệu bạn có thể đã khởi động kinh doanh trà sữa online qua các trang mạng xã hội, và tạo website bán trà sữa để tạo uy tín, đây là một hướng đi an toàn và ổn định và chi phí nhỏ.
Nếu con số bạn có lên đến vài chục triệu, hay hàng trăm triệu… bạn có thể nghĩ đến việc mở quán song song với kinh doanh online. Đọc thêm bài viết Mở quán kinh doanh trà sữa cần bao nhiêu vốn
Mở quán trà sữa thì bao nhiêu vốn cũng được, tùy vào từng mức bạn có mà chọn hình thức và quy mô kinh doanh cho phù hợp.
Bước 3: Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh và hoàn thiện menu cho quán trà sữa
Kinh nghiệm mở quán trà sữa là tất cả những gì thuộc về giá trị tích lũy của người đi trước. Hãy gặp gỡ họ xin học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh, hoặc dùng óc quan sát xem tại những quán trà sữa đông khách họ đang bán gì? Cách phục vụ như thế nào và họ có những chiến lược kinh doanh như thế nào để thu hút khách… Từ đó bạn có thể sưu tầm và học hỏi chính những kinh nghiệm đó cho quán của bạn sau này.
Tốt nhất ta nên thực hiện bước này song song với quá trình chuẩn bị để tích lũy kiến thức và vận dụng được ngay trong những ngày đầu khai trương quán.
Song với việc học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, thì việc hoàn thiện menu cho quán là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể đang có ý định mở quán trà sữa Thái Lan, hay trà sữa chân trâu, hoặc kết hợp bán thêm trà sữa Đài Loan, Zipper… Điều này một phần sẽ còn phụ thuộc vào việc phân tích thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. Nhưng trước hết hãy đọc bài viết Điểm tên các loại trà sữa đang bán hút khách để xem bạn có thể lựa chọn được gì từ những xu hướng này không nhé.
Bước 4: Tìm địa điểm mở quán kinh doanh trà sữa
Nếu có số vốn trên 100 triệu, hãy tính đến chuyện thuê địa điểm mở quán. Nhìn vào đối tượng khách hàng tiềm năng chắc bạn cũng biết những vị trí hái ra tiền sẽ là ở cạnh trường học, các khu vui chơi giải trí. Việc địa điểm đẹp đồng nghĩa với giá thành cũng rất cao. Nếu bạn còn băn khoăn về mức giá thì giải pháp ít tốn kém hơn là lựa chọn địa điểm mới ít cạnh tranh khu vực, hoặc lùi vào trong ngõ 1 chút và kết hợp cùng kênh online cũng rất hiệu quả. Trong bước 7 mình sẽ nói rõ hơn về việc kinh doanh trà sữa online như thế nào.
Bước 5: Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa
Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình. Giá khoảng 200.000/m2 cho việc thuê thiết kế, tương đối cao nhưng đổi lại bạn sẽ có một không gian đẹp. Trong bài viết sau mình sẽ đưa ra một số mô hình quán trà sữa đẹp cũng như một số phong cách trang trí quán trà sữa đẹp cho các bạn tham khảo thêm.
Trang trí quán trà sữa đẹp và phong cách sẽ dễ thu hút khách hàng ghé thăm hơn
Bước 6: Nhập máy móc nguyên liệu
Nhắc đến chuyện mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì, thì vấn đề nhập máy móc và nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý. Làm trà sữa cần khá nhiều máy và các nguyên liệu. Đầu tư đầy đủ máy móc là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.
Bạn cũng nên tham khảo và tìm ra nhà cung cấp về nguyên liệu chất lượng mà giá cả tốt nhất.
Bước 7: Thiết lập website bán trà sữa
Nếu bạn chưa đủ vốn để mở quán, bán hàng trực tuyến là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Việc đặt hàng online đang ngày một phổ biến. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà check đơn hàng, chuẩn bị đồ uống và chuyển shipper đi giao hàng. Khởi đầu như vậy sẽ dễ dàng hơn so với việc mở một quán, thuê mặt bằng rất nhiều.
Nếu bạn mở 1 quán trà sữa có view đẹp đồ uống ngon, không có lý do gì để bạn không tiến hành kinh doanh online song song. Không phải ai cũng có thời gian ra ngoài ngồi nhâm nhi cốc trà sữa nhưng họ có thể đặt và ship về nhà, cơ quan văn phòng. Lượng khách hàng online này không hề nhỏ chút nào vì vậy hãy tận dụng triệt để nếu bạn muốn thu về nguồn lợi lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là bán trà sữa online như thế nào và làm sao để hiệu quả? Xem ngay bài viết 7 kênh bán trà sữa online cần có nếu bạn muốn thúc đẩy doanh thu hàng tháng cho mình.
Bước 8: Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán
Có thể nhiều bạn vẫn chưa rõ vấn đề: Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không? Theo quy định pháp luật thì chỉ có một số ngành nghề kinh doanh thu nhập thấp như bán hàng rong (kiểu như bạn đẩy xe bán trà sữa đi bán vậy), vỉa hè, hay một số ngành nghề do địa phương quy định. Còn trường hợp đã có địa điểm cố định thì tất nhiên phải làm thủ tục pháp lý và có giấy phép.
Nếu bạn muốn làm ăn lâu dài thì không bao giờ được bỏ qua thủ tục pháp lý. Hãy hoàn thiện tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán để tránh những rủi ro sau này.
Bước 9: Thuê và quản lý nhân sự cho quán
Việc tuyển chọn nhân viên cũng khá quan trọng, bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ. Giá của mỗi nhân viên vào khoảng 12k-20k/1h. Tùy thuộc vào lượng công việc để thuê số lượng người cho phù hợp tránh lãng phí bạn nhé!
Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán
Bạn nên cần chú ý đến việc thực hiện các chiến dịch marketing cho quán trà sữa. Theo kết quả khảo sát 5000 khách hàng của Bizweb mới đây, những shop không có sự tăng trưởng phần lớn rơi vào những shop không đầu tư cho quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Đừng tiếc nếu bạn có đầu tư nhiều cho việc quảng bá sản phẩm, hiệu quả thu hút của marketing sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy!
Bạn có thể bắt đầu quảng bá trà sữa của mình trên các ứng dụng chuyên về ăn uống hiện nay như foody, lozi… hay chạy quảng cáo Google, Facebook, làm SEO… Có rất nhiều thức marketing nên bạn hãy cân nhắc và chọn lựa hình thức phù hợp với điều kiện của quán nhất.
Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm mở một quán kinh doanh trà sữa dành cho các bạn mới bắt đầu. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giải đáp được cho bạn câu hỏi mở quán trà sữa cần gì? Chúc bạn mở được một quán trà sữa đông khách mang về thu nhập cao
THÀNH NGỮ TIẾNG ANH |
Trích Dẫn Truyện |
DANH NGÔN |
Tâm Hồn |
Danh Ngôn Cuộc Sống |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét