Đã xa rồi cái thời các tỷ phú chi cả gia tài để mua một hòn đảo hay một chiếc Ferraris, ngày nay các ông lớn của ngành công nghệ hứng thú hơn với những tác phẩm nghệ thuật kinh điển. Số tiền được đầu tư vào lĩnh vực nghệ thuật khiến dư luận phải kinh ngạc vì độ chịu chơi của họ.
Nghệ thuật đương đại
Vào ngày 11/5/2015, một người giấu tên đã lập kỷ lục khi định giá 179.4 triệu đô la cho bức tranh Les femmes d’Alger (Version ‘O’) – một tuyệt tác tranh trìu tượng của doanh hoạ Picasso năm 1955. Đó là mức giá cao nhất mà một cá nhân từng trả cho một bức tranh ở sàn đấu giá nghệ thuật.
Les femmes d’Alger (Version ‘O’) tuyệt tác do Picasso để lại
Đến nay vẫn chưa ai biết về danh tính người mua, nhưng tờ New York Times đã chỉ ra rằng: nếu bạn cho rằng có ai đó bỏ ra 1% gia tài của mình để mua bức tranh này thì người mua phải sở hữu ít nhất số tài sản là 17.9 tỷ đô. Và đặt ra nghi vấn liệu các nhân vật lừng danh như Bill Gate, Jeff Bezos… có phải là người mua bức tranh này?
Bill Gates có niềm đam mê với nghệ thuật
Nhiều tỷ phú của làng công nghệ như Bill Gates, Larry Ellison và Paul Allen nằm trong top những doanh nhân giàu có và quyền lực nhất thế giới. Họ cũng được biết đến là người sở hữu những bộ sưu tầm nghệ thuật đồ sộ và trị giá hàng triệu đô.
Lost on the Grand Banks được treo tại thư viện của Bill Gates
Ellison có một bộ sưu tập lên tới 500 tác phẩm tranh và đồ tạo tác của Nhật Bản. Mặt khác, Bill Gates cũng đã từng chi tới 36 triệu đô vào năm 1998 cho bức tranh “Lost on the Grand Banks” của Winslow Homer . Tuyệt phẩm này đang được treo ở thư viện nhà ông cùng với bức tranh “Room of Flowers” của hoạ sỹ Childe Hassam trị giá tối thiểu 20 triệu đô.
Và cả nghệ thuật thời công nghệ
Một vài tỷ phú công nghệ trẻ cũng bắt kịp xu hướng khi đầu tư và sưu tầm những tuyệt tác nghệ thuật điện tử (Digital Art). Những tác phẩm này chủ yếu được vẽ bằng máy tính, sử dụng những màu sắc sặc sỡ theo xu hướng điện tử, Graffity, hiện đại… và được thực hiện bởi những hoạ sĩ tuổi đời còn rất trẻ. Yahoo CEO Marissa Mayer và nhà sáng lập ra Path Dave Morin và Jim Breyer đã chung tay lập ra bảo tàng nghệ thuật hiện đại San Francisco nhằm trưng bày và tôn vinh những tác phẩm nghệ thuật công nghệ. Allison Speer – một tình nguyện viên tổ chức festival thiết kế và nghệ thuật cho biết: một trong những mục đích lớn nhất của sự kiện này là để thu hút khán giả công nghệ. CEO của nhiều doanh nghiệp như Brian Chesky, Jeremy Stoppelman … đã đứng sau đỡ đầu cho sự kiện này. Ý tưởng mở rộng và lôi kéo cộng đồng công nghệ quan tâm tới nghệ thuật ngày càng được người người quan tâm.
Một bức tranh trong bộ sưu tầm của CEO Evan Spiegel
Ngay cả những người quyền lực và trẻ nhất làng công nghệ cũng đã dần dần nhận ra lợi ích của việc sưu tầm nghệ thuật. CEO của SnapChat – Evan Spiegel mới thuê hoạ sĩ, nhà thiết kế trẻ để vẽ tranh tường ở trụ sở mới của công ty đặt tại Venice, California.
Snapchat cũng thuê một nghệ sỹ đường phố ở Los Angeles với nghệ danh ThanhYouX để vẽ 13 tác phẩm cho trụ sở công ty. Các bức tranh mang những màu sắc sặc sỡ như xanh, đỏ, vàng thể hiện sắc độ công nghệ, trong đó nổi bật là bức tranh vẽ Steve Jobs.
Evan Spiegel và hoạ sỹ ThankYouX bên bức chân dung Steve Job
Nghệ sĩ vẽ graffiti nổi tiếng của Facebook David Choe cũng đã kiếm được 200 triệu đô nhờ bức vẽ tranh tường tại trụ sở Facebook ở Palo Alto. Bức tranh đã được 3.77 triệu lượt share trên mạng và gây ấn tượng bởi màu sắc và hình khối trẻ trung, mang hơi thở công nghệ.
Chơi tranh chứ chẳng chơi siêu xe
Ngày nay càng nhiều tỷ phú của làng công nghệ chọn thú sưu tầm tranh thay vì mua siêu xe và mua nhà. Nhà quản trị kỳ cựu của Apple Jeff Dauber được biết tới với bộ sưu tâm nghệ thuật đồ sộ. Ông đã rất nhiều lần mở những cuộc gặp mặt tại nhà để giới thiệu kho tranh của mình.
Một bức tranh nằm trong bộ sưu tầm của Jeff Dauber
Ông từng chia sẻ: “ Tôi cho rằng thành công là có khiến một người chuyển sang sưu tầm nghệ thuật” và “ sự bùng nổ của công nghệ đã mang lại số lợi nhuẩn khổng lồ cho các tỷ phú, nhưng nếu bạn không thực sự hiểu về nghệ thuật, việc chi từ 10 nghìn đô đến hàng triệu đô vào nó cũng khá là đáng sợ”.
Các tỷ phú dần nhận ra giá trị của tranh nghệ thuật. Những bức tranh tuyệt mĩ có thể chứa đựng triết lý, lịch sử cũng như nét đẹp trường tồn với thời gian. Đó là giá trị vô giá của nghệ thuật mà không một chiếc xe hơi, ngôi nhà hay mảnh đất nào có thể sánh bằng.
Danh Ngôn Gia Đình |
Công Việc |
Danh Ngôn Tình Yêu |
Cuộc Sống |
DANH NGÔN TIẾNG ANH |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét