Theo công bố mới đây của tạp chí Forbes về danh sách 50 gia đình giàu nhất châu Á năm 2016. 5 gia đình đứng đầu hoạt động trong các ngành công nghệ, chăn nuôi, khí đốt và bất động sản.
1. Gia tộc Lee (Samsung)
Tài sản ròng: 29,6 tỷ USD
Gia đình họ Lee sở hữu tập đoàn đoàn Samsung với 35% tài sản đến từ Samsung Electronics. Hiện chủ tịch tập đoàn này vẫn trong tình trạng hôn mê sau cơ suy tim hồi tháng 5/2014. Con trai duy nhất cũng là người thừa kế nghiệp đoàn, Lee Jae Yong đang phải đối mặt với bê bối lớn khi Samsung phải thu hồi điện thoại Galaxy Note 7 trên toàn cầu và quyết định dừng sản xuất dòng điện thoại này vĩnh viễn. Trong khi đó, anh họ của Lee Jae Yong, Lee Jay Hyun, giám đốc điều hành tập đoàn CJ, được chủ tịch Park Guen Hye ân xá sau khi bị kết tội tham ô và trốn thuế.
80 năm trước, Lee Byung Chull thành lập công ty thương mại nhỏ tại Daegu và phát triển thành đế chế TV và smartphones lớn nhất thế giới ngày nay. Vào những năm 1990, đế chế này chia thành 4 phần độc lập gồm: Samsung, CJ, Shinsegae và Hansol. Cả 4 công ty này đều đang được điều hành bởi con cháu họ Lee đời thứ 2 và 3 với doanh thu hàng năm 340 tỷ USD đến từ các ngành điện tử, bán lẻ, thực phẩm, giải trí…
2. Gia đình Chearavanont (Thái Lan)
Tài sản ròng: 27,7 tỷ USD
Chearavanont là gia đình đứng sau tập đoàn Charoen Pokphand, một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới. Tập đoàn này có lịch sử từ năm 1921 khi hai anh em Chia Ek Chor và Choncharoen Chearavanont mở một cửa hàng nhỏ chuyên bán hạt giống nhập khẩu từ Trung Quốc cho nông dân Thái Lan. Hiện tập đoàn được điều hành bởi con trai của Chia Ek Chor, Dhanin Chearavanont, và cùng chia cổ phần với 3 anh em và họ hàng khác. Con trai của Dhanin, Supachai, hiện điều hành tập đoàn True, mảng kinh doanh viễn thông của Charoen Pokphand. Đây là hãng viễn thông lớn thứ 3 tại Thái Lan.
3. Gia đình Ambani (Ấn Độ)
Tài sản ròng: 25,8 tỷ USD
Mukesh Ambani đã làm nổ ra cuộc chiến cạnh tranh giá trên thị trường viễn thông Ấn Độ khi tung ra dịch vụ 4G cho điện thoại hồi tháng 9 vừa rồi. Cùng tháng đó, em trai Anil của ông công bố sáp nhập mảng viễn thông của Reliance Communication với đối thủ Aircel.
Cha của họ, ông Dhirubhai Ambani khởi nghiệp bằng việc buôn ớt, sợi và phát triển Reliance trở thành một trong những công ty tư nhân lớn nhất tại Ấn Độ. Sau khi ông qua đời vào năm 2002, Mukesh và Anil bất đồng và bắt đầu chia đôi đế chế khổng lồ.
Hiện hai con sinh đôi của Mukesh làm việc tại công ty viễn thông Reliance Jio Infocomm và Reliance Retail. Con trai của Anil làm việc tại Reliance Capical.
4. Gia đình Kwok (Hong Kong)
Tài sản ròng: 25,2 tỷ USD
Gia đình trùm bất động sản giàu nhất châu Á Kwok hiện điều hành tập đoàn Sun Hung Kai Properties. Tài sản của họ bao gồm tòa nhà cao nhất tại Hong Kong. Hai anh em Thomas và Raymond từng là đồng chủ tịch của công ty trị giá 61 tỷ USD này trước khi Thomas đi tù vào năm 2014 vì tội hối lộ quan chức chính phủ.
Hiện ông đã được thả tại ngoại chờ xét xử và đang làm kháng cáo.
Anh cả Walter bị các em hất ra khỏi vị trí chủ tịch, hiện sở hữu công ty bất động sản riêng Empire Group Holdings.
Năm 1969, cha của họ, ông Kwok Tak-Sen cùng với Fung King Hey và Lee Shau Kee đồng sáng lập Sun Hung Kai & Co. Sau đó, ông tự thành lập Sun Hung Kai Properties và đưa lên sàn chứng khoán vào năm 1972.
5. Gia đình Lee (Hong Kong)
Tài sản ròng: 24,7 tỷ USD
Tháng 10/2015, nhân sự kiện cháu ngoại thứ 7 chào đời, tài phiệt Lee Shau Kee đã tặng quà tổng giá trị 2 triệu USD cho bạn bè và nhân viên. Đây là con của con trai út Martin của ông Lee, người đang giữ chức phó chủ tịch của công ty bất động sản Henderson Land của gia đình. Anh trai Peter của Martin cũng đồng giữ chức phó chủ tịch và hiện điều hành chi nhánh công ty tại Trung Quốc. Còn con gái cả Margaret hiện điều hành bộ phận cho thuê của công ty.
Thế hệ thứ 3 của gia đình Lee cũng đã sẵn sàng tham gia vào lãnh đạo công ty. Hiện cháu gái cả Kristine Li đang điều hành một công ty nhỏ. Ông Lee Shau Kee hiện vẫn là chủ tịch của Henderson và cho biết ông sẽ nghỉ hưu từ từ.
Năm 1948, ông Lee rời Trung Quốc tới Hong Kong và bắt đầu gia nhập vào ngành bất động sản bằng khoản đầu tư khách sạn Shatin. Ông cùng với Fung King Hey và Kwok Tak-Seng thành lập Sun Hung Kai, sau đó ra thành lập riêng Henderson Development vào năm 1973.
TRÍCH DẪN TIẾNG ANH |
Trích Dẫn Lời Bài Hát |
Tình Yêu |
Trích Dẫn Ảnh |
Danh Ngôn Tình Bạn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét